II
|
Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được
|
|
|
- Về kiến thức: Chương trình cung cấp cho người học những kiến thức chuyên ngành Công nghệ thông tin cơ bản và hiện đại, đặc biệt là các ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, cập nhật những tiến bộ khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia thực hiện các các dự án và đề tài thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung, lĩnh vực tài nguyên môi trường nói riêng nhằm mục đích quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các kiến thức đạt được cụ thể như sau:
- Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Hiểu và vận dụng kiến thức Toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo;
- Trình độ ngoại ngữ đạt tối thiểu một trong những ngoại ngữ sau:
- Ngôn ngữ Anh: TOEIC đạt 400 điểm trở lên hoặc tương đương (TOEFL Paper 433; TOEFL IBT 40; IELTS 3.5; B1 Châu Âu; …) hoặc giấy chứng nhận Tiếng Anh TOEIC nội bộ 400 điểm trở lên do Trung tâm ngoại ngữ và Tin học của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM cấp.
- Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn;
- Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:
-Cơ sở về:
- Toán chuyên ngành công nghệ thông tin,
- Lập trình máy tính,
- Các công cụ ứng dụng trong công tác văn phòng, kỹ thuật.
-Giải thuật và Cấu trúc dữ liệu. Đánh giá độ phức tạp giải thuật.
-Kiến trúc máy tính và nguyên lý hoạt động, hệ điều hành.
-Phân tích - thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu.
-Công nghệ Web
-Xây dựng, đánh giá và kiểm thử phần mềm cho các hệ thống thông tin quản lý
-Khai thác dữ liệu
-Mạng máy tính: nguyên lý hoạt động, thiết bị và cấu hình mạng
-Quản trị, đánh giá hiệu năng mạng
-An toàn và bảo mật thông tin
-Cơ sở tính toán thông minh
- Về kỹ năng:
Trang bị phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp làm việc độc lập, khả năng tổ chức hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ và khả năng trình bày báo cáo các kết quả nghiên cứu khoa học
Kỹ năng nghề nghiệp:
- Sử dụng thành thạo 1 ngôn ngữ lập trình, nắm được các nguyên lý lập trình để tự học ngôn ngữ lập trình mới.
- Sử dụng tư duy giải thuật để phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong quá trình xây dựng phần mềm.
- Thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng.
- Đánh giá độ phức tạp của giải thuật/giải pháp.
- Phân tích và thiết kế CSDL quan hệ/ hướng đối tượng.
- Thu thập, tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng sản phẩm phần mềm để phục vụ công tác thiết kế.
- Thiết kế, triển khai thực hiện và quản lý các dự án phần mềm có qui mô vừa và nhỏ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.
- Đánh giá chi phí, chất lượng của phần mềm.
- Kiểm thử, bảo trì và xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống hiệu quả.
- Vận dụng các khái niệm về hệ thống để đánh giá, giải quyết các vấn đề xuất hiện trong hệ thống thông tin.
- Phân tích và mô hình hóa quá trình và dữ liệu trong các tổ chức, xác định và cụ thể hóa các giải pháp kỹ thuật, quản trị dự án, tích hợp hệ thống.
- Xử lý dữ liệu phục vụ các bài toán thống kê, dự báo, hỗ trợ quyết định..
- Xử lý, nhận dạng dữ liệu ảnh, tiếng nói..
- Phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì quản lý và khai thác các hệ thống mạng truyền thông máy tính.
- Sử dụng các công cụ phục vụ việc thiết kế, đánh giá hoạt động hệ thống mạng máy tính.
- Bảo mật dữ liệu và phục hồi hệ thống.
- Xử lý dữ liệu mơ hồ, không chắc chắn.
Kỹ năng mềm:
- Làm việc độc lập, tìm kiếm, cập nhật, sử dụng các kiến thức cơ bản và công nghệ IT mới hoàn thành quá trình tin học hoá.
- Giao tiếp bằng tiếng Việt và ngoại ngữ trong chuyên môn và một vài vấn đề xã hội.
- Làm việc theo nhóm và cộng đồng.
- Tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao các kiến thức, kỹ năng tiên tiến trong lĩnh vực CNTT và kiến thức liên ngành trong suốt sự nghiệp.
- Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong ngành CNTT để đánh giá và chịu trách nhiệm.
- Chấp nhận sự khác biệt, tính đa dạng; biết nhìn nhận mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.
- Về thái độ, hành vi: Chấp hành nghiêm minh pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, làm việc với tinh thần kỹ luật, tính chuyên nghiệp cao, có lối sống lành mạnh; yêu nghề, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao với công việc được giao; năng động bản lĩnh, tự tin, cầu tiến; hợp tác thân thiện với đồng nghiệp và có tinh thần ý thức trách nhiệm phục vụ cộng đồng.
|
|
|
III
|
Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học
|
|
|
- Được cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về học tập, sinh hoạt; các chủ trương, chính sách của nhà nước, của trường.
- Được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội, Đảng.
- Được tham gia nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học các cấp.
- Được sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho học tập, nghiên cứu và sinh hoạt: thư viện, phòng thí nghiệm/ thực hành, sân chơi,…
- Được tham gia tất cả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, TDTT mà nhà trường và khoa tổ chức.
- Được cố vấn học tập tư vấn, hỗ trợ học tập thường xuyên và liên tục.
- Thực hiện tất cả các chế độ, chính sách dành cho sinh viên theo quy định của nhà nước và nhà trường: học bổng, khen thưởng, trợ cấp,…
|
|
|