Hội thảo Khoa học công nghệ thường niên lần thứ 6 năm 2023

Hội thảo Khoa học công nghệ thường niên lần thứ 6 năm 2023
Ngày đăng: 10/03/2024 22:21:00:PM | 218
 Mục lục bài viết

    Sáng 24/11/2023, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM (HCMUNRE) đã diễn ra Hội thảo Khoa học công nghệ lần thứ 6 với chủ đề “Quản lý Tài nguyên và Môi trường hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và kỷ nguyên số” do HCMUNRE tổ chức.

     


    Hội thảo KH&CN là hoạt động thường niên của HCMUNRE được tổ chức hai năm một lần, là sự kiện quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng của Nhà trường và của ngành tài nguyên và môi trường, đến nay là hội thảo được tổ chức lần thứ 6-2023.


    Hội thảo KHCN lần 6 đã chọn được 38 báo cáo, trong số hơn 90 báo cáo gửi đến để trình bày tại các phân ban chuyên môn, cụ thể tại: PHÂN BAN 1- Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường; PHÂN BAN 2- Khí tượng thủy văn - Biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng; PHÂN BAN 3- Khoa học Trắc địa bản đồ, Hệ thống thông tin viễn thám; PHÂN BAN 4-Quản lý đất đai; PHÂN BAN 5- Quản lý Tài nguyên nước, khoáng sản, biển; PHÂN BAN 6- Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững và PHÂN BAN 7- Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực TN&MT.

    Hội thảo là nơi gặp gỡ và trao đổi các kết quả nghiên cứu, ứng dụng mới trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, Hội nghị là cơ hội để các nghiên cứu viên trẻ trong nước có cơ hội giao lưu, trao đổi trau dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng thực tế khác.

    Các báo cáo trình bày tại Phân ban 5

    Tại PHÂN BAN 5: Quản lý Tài nguyên nước, khoáng sản, biển, gồm có 20 thành viên tham dự dưới sự Chủ trì của PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Thủy – Trưởng khoa Địa chất và Khoáng sản vàThư ký TS. Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Tài nguyên nước cùng toàn thể giảng viên, sinh viên, khách mời các Khoa Tài nguyên nước, Địa chất & Khoáng sản, QLTN Biển & Hải đảo và các thầy cô Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.

    Chủ tịch PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Thủy tuyên bố lý do, khai mạc Hội thảo, giới thiệu đại biểu. Các thành viên tham gia hội thảo nghe các báo cáo và thảo luận các vấn đề liên quan. Các báo cáo được trình bày lần lượt tại Hội thảo:

    * Báo cáo 1: “Đánh giá và phân vùng rủi ro thiệt hại kinh tế do ngập tại Thành Phố Thủ Đức giai đoạn 2021-2022”

    Người báo cáo: Bùi Việt Hưng, Nguyễn Trần An

    Đơn vị: Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học tự nhiên

    * Báo cáo 2: “Ứng dụng DRASTIC kết hợp với GIS phân vùng dễ bị tổn thương tầng chứa nước Pleistocen (giữa – trên) địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

    Người báo cáo: Tất Hồng Minh Vy, Nguyễn Hải Âu

    Đơn vị: Viện Môi trường và Tài nguyên - ĐHQGHCM

    * Báo cáo 3: “Nguyên nhân sụt lún công trình hạ tầng (Đê, đường giao thông nông thôn) tại khu vực Bán đảo Cà Mau, Đồng bằng Sông Cửu Long”

    Người báo cáo: Nguyễn Xuân Trường, Trần Thanh Tú

    Đơn vị: Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

    * Báo cáo 4: “Nghiên cứu đánh giá bồi xói cho khu vực kho xăng dầu H186 (Nhơn Trạch, Đồng Nai) trong bối cảnh biến đổi khí hậu”

    Người báo cáo: Đỗ Thị Diễm My

    Đơn vị: Viện Khoa học Tài nguyên Môi trường và Biến đổi khí hậu

    * Báo cáo 5: “Đánh giá xu thế diễn biến tài nguyên nước mặt trong hệ thống công trình kiểm soát nguồn nước thích ứng BĐKH vùng Nam Măng Thít, Tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh”

    Người báo cáo: Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Văn Tình

    Đơn vị: Khoa tài nguyên nước - Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM

    Kết thúc phiên làm việc tại Phân ban 5, Chủ tịch PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Thủy tổng kết các kết quả thu được từ buổi hội thảo và phát giấy chứng nhận cho các báo cáo viên.

    Một số hình ảnh tại Phân ban số 5

    Bài viết liên quan
    Nhu cầu nhân lực về Quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiện nay rất lớn
    GDVN -Theo chia sẻ từ phía doanh nghiệp tuyển dụng, nhu cầu sử dụng nhân lực đối với lĩnh vực tài nguyên nước hiện nay là rất đa dạng, cần thiết và cần phải tăng cường.
    Bài viết nổi bật