Công nghệ thông tin (Mã ngành: 8480201)

Công nghệ thông tin (Mã ngành: 8480201)
Ngày đăng: 30/01/2024 01:25:00:AM | 272
 Mục lục bài viết

    1. Thông tin ngành đào tạo

    Ngành đào tạo

    Mã ngành

    Công nghệ thông tin

    8480201

    Danh mục ngành phù hợp, ngành gần của các ngành tuyển sinh như sau: Ngành Công nghệ thông tin >>>

    2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

    2.1. Mục tiêu chung:

    Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành CNTT có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức tổng quan và phương pháp nghiên cứu về CNTT và kiến thức liên ngành, đặc biệt là lĩnh vực Tài nguyên, Môi trường như giám sát, dự báo các vấn đề về môi trường nước, khí tượng, chất lượng không khí,… nhằm giúp học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành CNTT, có khả năng ứng dụng vào lĩnh vực Tài nguyên, Môi trường,…; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học nhất định về ngành CNTT liên ngành với các ngành khác và kỹ năng vận dụng kiến thức để nghiên cứu, ứng dụng vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành CNTT, ứng dụng vào các ngành khác như Tài nguyên, Môi trường,…; có khả năng học tập suốt đời.

    2.2. Mục tiêu cụ thể (Programme Objectives – PO):

    + PO 1: Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai, giám sát các hệ thống ứng dụng CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường,… có ứng dụng thực tiễn cao như giám sát, dự báo các vấn đề về môi trường nước, khí tượng, chất lượng không khí,… , có tính sáng tạo, đặc biệt là các hệ thống ứng dụng thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, an toàn thông tin, dữ liệu lớn, GIS, Viễn thám, công nghệ Web, Mobile hiện đại.

    + PO 2: Có khả năng xây dựng kế hoạch, lập dự án, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án Công nghệ thông tin, Tài nguyên, Môi trường,… trong cơ quan, doanh nghiệp.

    + PO 3: Có khả năng đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường,…

    + PO 4: Có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hợp tác, quản lý nhóm trong một tổ chức; có khả năng định hướng, vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp ngành CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường,…

    + PO 5: Có trình độ tiếng Anh đáp ứng tốt yêu cầu công việc và nghề nghiệp, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài.

    + PO 6: Có khả năng giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường,…

    + PO 7: Có khả năng phát triển nghiên cứu ở trình độ Tiến sĩ.

    3. Chuẩn đầu ra (Expected Learning Outcomes –  ELO)

    3.1. Kiến thức

    + ELO 1: Có kiến thức nâng cao về chuyên ngành so với chương trình đào tạo bậc Đại học ngành CNTT và tiếp cận công nghệ mới, đặc biệt là ứng dụng vào lĩnh vực Tài nguyên, Môi trường.

    + ELO 2: Có khả năng tư duy hệ thống, khả năng tự nghiên cứu về các vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên ngành liên quan như nghiên cứu, phát triển, mô phỏng, thiết kế và hiện thực các ứng dụng cũng như hệ thống trong lĩnh vực CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường.

    + ELO 3: Có khả năng đảm trách tốt nhiệm vụ của một chuyên gia ngành Công nghệ thông tin như CTO (Chief Technical Officer), CIO (Chief Information Officer), CEO (Chief Executive Officer), Senior Engineer; có khả năng đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển, vị trí giảng dạy tại các trường kỹ thuật chuyên ngành, và có khả năng phát triển nghiên cứu sâu ở bậc Tiến sĩ.

    + ELO 4: Có khả năng xây dựng kế hoạch, lập dự án, tổ chức, điều hành và quản lý các công trình CNTT, Tài nguyên, Môi trường. Có khả năng khảo sát, phân tích, đánh giá và giải quyết các vần đề về CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường trong các cơ quan, công ty.

    3.2. Kỹ năng

    + ELO 5: Có khả năng ứng dụng các công nghệ mới vào trong các dự án, công trình CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường. Có kỹ năng nghiên cứu độc lập, định hướng công việc, tìm kiếm, cập nhật, sử dụng các kiến thức nâng cao và kiến thức mới về CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường. Có khả năng tự học suốt đời.

    + ELO 6: Có phương pháp làm việc khoa học, có tầm nhìn chiến lược và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề về CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường.

    Đối với định hướng nghiên cứu: Luận văn thạc sĩ phải có ít nhất 01 bài báo đăng Tạp chí/ Hội nghị chuyên ngành lĩnh vực CNTT, Khoa học Trái đất, Tài nguyên Môi trường.

    + ELO 7: Giao tiếp tốt bằng tiếng Việt và ngoại ngữ trong chuyên môn và các vấn đề xã hội.

    + ELO 8: Quản lý nhóm và phân công công việc.

    + ELO 9: Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong ngành CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường để đánh giá và chịu trách nhiệm.

    3.3. Về thái độ, mức tự chủ và trách nhiệm

    + ELO 10:  Chấp hành nghiêm minh pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, làm việc với tinh thần kỹ luật, tính chuyên nghiệp cao, có lối sống lành mạnh; yêu nghề, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao với công việc được giao; năng động bản lĩnh, tự tin, cầu tiến; hợp tác thân thiện với đồng nghiệp và có tinh thần ý thức trách nhiệm phục vụ cộng đồng.

    + ELO 11:  Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm.

    + ELO 12:  Có ý thức học tập suốt đời, làm việc khoa học.

    3.4. Về khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế– xã hội, hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp

    Thạc sĩ Công nghệ Thông tin tốt nghiệp tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường có khả năng đảm nhiệm các vị trí sau:

    - Làm việc tại doanh nghiệp (CTO, CIO, CEO, Senior Engineer,...);

    - Nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường;

    - Xây dựng kế hoạch, lập dự án, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án CNTT, Tài nguyên, Môi trường trong cơ quan, doanh nghiệp;

    - Đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường;

    - Giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành CNTT, quản lý Tài nguyên, Môi trường;

    - Có khả năng phát triển nghiên cứu ở trình độ Tiến sĩ.

    3.5. Kế hoạch đào tạo

    3.5.1. Quy trình đào tạo

    • Được thực hiện theo Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.
    • Thời gian đào tạo: 2 năm (4 học kỳ) bố trí các học phần kiến thức giáo dục chung, kiến thức giáo dục cơ sở và chuyên nghiệp, kiến thức thực tập và tốt nghiệp.

    3.5.2. Điều kiện tốt nghiệp

    • Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo ngành học trong thời gian quy định cho khóa học và thỏa mãn các yêu cầu về kết quả học tập và các điều kiện khác theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.
    • Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    3.6. Cách thức đánh giá

    Kết quả học tập được đánh giá theo Quy chế đào tạo thạc sỹ của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.