Hội thảo lấy ý kiến về điều chỉnh tăng độ sâu khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Hội thảo lấy ý kiến về điều chỉnh tăng độ sâu khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Ngày đăng: 07/11/2024 00:20:00:AM | 157
 Mục lục bài viết

    Triển khai nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ cho việc sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường nhằm phụng sự cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. Sáng ngày 6/11/2024, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về điều chỉnh tăng độ sâu khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

    (Toàn cảnh Hội thảo)

    Nhóm chuyên gia của Trường do PGS. TS Lê Hoàng Nghiêm – Phó hiệu trưởng trường làm trưởng đoàn đã trình bày các chuyên đề, về: báo cáo đặc điểm phân bổ, chất lượng khoáng sản cát lòng sông Hậu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; báo cáo tham luận mô phỏng và đánh giá tác động của việc khai thác cát trên dòng sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng và chuyên đề về công nghệ khai thác cát tầng sâu trên dòng sông Hậu thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng phục vụ các dự án trọng điểm và dự án đầu tư công. Sau đó, các sở, ngành và địa phương có liên quan sẽ thảo luận các vấn đề về khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh.

    (TS. Thiềm Quốc Tuấn - Phụ trách Khoa Địa chất và Khoáng sản trình bày tại Hội thảo)

    Các tham luận tại buổi hội thảo đã làm rõ những tác động có liên quan đến đường bờ, môi trường xung quanh khu vực khai thác khi tăng độ sâu khai thác cát sông; xây dựng phương án khai thác hiệu quả với tình hình thực tế, đảm bảo cung cấp đủ trữ lượng cho các công trình trọng điểm.

    (Các đại biểu chụp hình lưu niệm)

    Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi hoạt động thực hiện thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tài nguyên- môi trường phục vụ yêu cầu phát triển bền vững, thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu của tỉnh Sóc Trăng nói riêng cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

    Bài viết liên quan
    Bài viết nổi bật