Hội thảo khoa học- Báo cáo kết quả thực hiện dự án MARE

Hội thảo khoa học- Báo cáo kết quả thực hiện dự án MARE
Ngày đăng: 08/08/2023 13:27:00:PM | 210
 Mục lục bài viết

    Trong khuôn khổ dự án “Tính bền vững vùng ven biển và đồng bằng chokhu vực Đông Nam Á-  Marine Coastal and Delta Sustainability for Southeast Asia (MARE)” được tài trợ bởi Erasmus+, Khoa Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học bao gồm báo cáo kết quả thực hiện dự án MARE và tập huấn giáo viên sử dụng hệ thống e-learning của dự án trong hai ngày 5/5 và 10/5/2022.

    Dự án MARE thu hút 13 đơn vị tham gia là các trường đại học, viện nghiên cứu đến từ Dức, ý, Estonia, Việt Nam và Malaysia. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực giáo dục đại học, sau đại học ở Việt Nam và Malaysia, giải quyết vấn đề quản trị và quản lý bền vững vùng ven biển, đồng bằng.

    Hội thảo khoa học “Báo cáo kết quả thực hiện Dự án MARE” đã được tổ chức vào ngày 5 và 10 tháng 5 năm 2022 vừa qua với sự tham dự của hai chuyên gia  Anton Shkaruba, Veljo Kabin đến từ Trường Đại học khoa học và đời sống Estonia. Về phía nhà trường, Thầy  Huỳnh Quyền, hiệu trưởng nhà trường, Cô Hồ Thị Thanh Vân, trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Thầy Lê Trung Tri, trưởng phòng Văn thư – Thiết bị, Cô Phan Thị Diễm Hạnh, trưởng phòng Tài chính, Cô Nguyễn Thị Hồng Nguyệt, Trưởng Khoa Kinh tế, Cô Dương Thị Thúy Nga, trưởng Khoa Hệ thống thông tin, Thầy Đỗ Minh Tuấn, Trưởng Khoa Trắc địa, Bản đồ và GIS, Cô Lê Thị Kim Thoa phó Khoa Tài nguyên biển và Hải đảo, các thầy cô phòng ban, giáo viên  và  sinh viên thuộc Khoa Quản lý tài nguyên biển và Hải đảo, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM. 

    Mở đầu chương trình, TS Lê thị Kim Thoa, chủ nhiệm, điều phối viên dự án MARE đã giới thiệu thành phần đại biểu tham dự và mục tiêu của chương trình hội thảo.

    TS. Lê Thị Kim Thoa, chủ nhiệm dự án MARE giới thiệu thành phần tham dự và nội dung chương trình hội thảo

    PGS.TS. Huỳnh Quyền – Hiệu trưởng Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM chào mừng hai chuyên gia từ Liên minh Châu Âu, thầy cô các phòng ban, các khoa cùng các em sinh viên đã tham dự hội thảo. Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo,  Thầy đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dự án MARE trong việc xây dựng và phát triển hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến theo hướng tiếp cận hiện đại. Hệ thống này đã đáp ứng nhu cầu của đơn vị trong việc quản lý, giám sát chất lượng dạy và học của giảng viên và sinh viên. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

    PGS.TS. Huỳnh Quyền – Hiệu trưởng Nhà Trường phát biểu khai mạc Hội thảo

    Thầy hy vọng thông qua buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án MARE và giới thiệu hệ thống e-learning của HCMUNRE, đội ngũ giáo viên của trường sẽ nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm về hệ thống e-learning đang vận hành tại EMU. Thầy cũng nhấn nhận đến nội dung thảo luận, trao đổi các nội dung, kế hoạch cho các chuyến đi đào tạo trong thời gian tới, và cơ hội hợp tác mở rộng với các đối tác thành viên trong tương lai.

    Đại diện đối tác châu Âu, TS. Anton Shkaruba, Trường đại học Khoa học và Đới sống Estonia cám ơn sự tiếp đón trọng thị của nhà trường. Ông đánh giá cao kết quả đạt được của tập thể thầy cô trong dự án, và những nổ lực của nhà trường trong việc mở rộng mối quan hệ, hợp tác với các thành viên trong dự án, đặc biệt là thời điểm đaị dịch covid-19.  

    TS. Anton Shkaruba phát biểu tại Hội thảo

    PGS.TS Huỳnh Quyền trao quà lưu niệm cho ông Anton Shkaruba
    (Chuyên gia đại diện đối tác châu Âu – Estonian University of Life Sciences)

    Chủ nhiệm dự án, TS. Lê Thị Kim Thoa – Khoa Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo đã báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án MARE. Cô cho biết, Dự án MARE đến thời điểm hiện nay đã xây dựng và đưa hệ thống đào tạo trực tuyến e-learning vào sử dụng cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo, trường Đại học  Tài nguyên và Môi trường TPHCM. Bên cạnh những những kết đạt được, cô cũng trình bày những khó khăn, thách thức khi triển khai thực hiện dự án, nhất là trong bối cảnh đại dịch covid-19 vừa qua.

    TS. Lê Thị Kim Thoa trình bày tóm tắt kết quả đạt được của dự án và những khó khăn trong quá trình triển khai Dự án MARE

    Các thành viên tham gia dự án lần lượt báo cáo tài chính – vốn đối của trường, qui trình xây dựng hệ thống e-learning, các hoạt động hợp tác, ký kết với các thành viên trong khuôn khổ dự án MARE. Kết quả triển khai thực hiện giảng dạy trưc tuyên sử dụng hệ thống e-learning; Kết quả lấy ý kiến phản hồi sinh viên, giảng viên, các bên liên quan về khóa học online trên hệ thống e-learning.

    Sau phần báo cáo kết quả đạt được tính đến thời điểm hiện nay cùng những phản hồi đồng tình rất cao từ sinh viên và giáo viên tham gia hệ thống e-learning của dự án MARE, các thành viên tham dự cùng thảo luận, chia sẻ các nội dung đã thực hiện, trao đổi các vấn đề còn tồn đọng cần khắc phục và tìm hướng khắc phục những hạn chế của hệ thống e-learning hiện tại.

    Kết thúc ngày làm việc đầu tiên, các thành viên tham dự hội thảo cùng chụp hình lưu niệm và mời hai chuyên gia dùng cơm thân mật với thầy cô trường đại học tài nguyên và môi trường TP.HCM. Sau ngày hôm nay, Đoàn chuyên gia sẽ tham dự các Hội thảo của các đơn vị thành viên tại Cần Thơ và Nha Trang, sau đó quay lại TP. Hồ Chí Minh ngày 10/5 và triển khai chương trình tập huấn E-learning cho các cán bộ, giảng viên trong Trường.

    Các thành viên tham dự Hội thảo chụp hình lưu niệm

    Ngày 10 tháng 5 năm 2022, Đoàn chuyên gia đã quay trở lại TP. Hồ Chí Minh để triển khai những nội dung trao đổi học thuật và tập huấn thiết kế bài giảng nâng cao trên hệ thống e-learning của Dự án cho đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM.

    Mở đầu buổi làm việc, ông Anton Shkaruba đã giới thiệu các hướng nghiên cứu, chủ đề các chuyên gia châu Âu có thể chia sẻ, hợp tác nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho giáo viên, sinh viên các đơn vị thành viên của dự án MARE.

    TS. Anton Shkaruba giới thiệu các hướng nghiên cứu chính của các chuyên gia thành viên châu Âu 

    Tiếp sau đó, các giảng viên thảo luận những topic và hướng nghiên cứu đang được quan tâm, đồng thời chia sẻ những ý tưởng và dự định nghiên cứu cho khả năng triển khai chương trình cho Nghiên cứu sinh trong tương lai tại các đơn vị thành viên Dự án.

    Giáo viên chia sẻ nội dung quan tâm và hướng nghiên cứu, hợp tác với các đối tác thành viên trong dự án

    Tiếp nối phần trình bày của TS. Anton Shkaruba, chuyên gia IT Veljo Kabin, đến từ Estonian University of Life Sciences đã giới thiệu Hệ thống đào tạo e-learning tại EMU và chia sẻ những kinh nghiệm qúy báu với tập thể giáo viên tham gia dự án MARE. 

     

    Veljo Kabin  trình bày hệ thống e-learning của EMU và chia sẻ kinh nghiệm

    Tập thể giáo viên cùng thảo luận, đặt câu hỏi về cách quản lý, vận hành hệ thống e-learning tại trường EMU. Sau đó là phần tập huấn nâng cao những nội dung chuyên sâu trong việc thiết kế các bài giảng học phần, phương thức đánh giá sinh viên trong quá trình học cũng như hình thức tổ chức thi cuối khóa, quản lý bảng điểm…

    Sau hai ngày làm việc tích cực, hội thảo đã kết thúc và thành công tốt đẹp. Đoàn chuyên gia đã kết thúc công việc và chuẩn bị quay về nước triển khai những nội dung tiếp theo của Dự án. Phía trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM rất cám ơn sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia trong những ngày vừa qua và chúng tôi rất cảm ơn nhà tài trợ đã tạo điều kiện cho các thành viên trong dự án có cơ hội hợp tác sâu rộng trong nghiên cứu và giảng dạy.