Đổi mới chương trình, đa dạng hóa nguồn tuyển

Đổi mới chương trình, đa dạng hóa nguồn tuyển
Ngày đăng: 13/03/2024 21:29:00:PM | 164
 Mục lục bài viết

    Phó giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Quyền - Hiệu trưởng Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM - cũng cho biết trường đào tạo những ngành khá đặc thù, dù từng tuyển sinh rất tốt nhưng những năm gần đây, khối ngành này lại gặp khó khăn.

    “Không chỉ riêng trường tôi, nhiều trường đào tạo một số ngành như tài nguyên môi trường, địa chất, khí tượng và khí hậu, kỹ thuật trắc địa - bản đồ… đều khá ế ẩm. Trong khi đó, đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp ngày một nhiều. Thậm chí vì không tuyển được người, nhiều doanh nghiệp phải gửi người vào trường để đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng” - ông cho biết.

     

    (PGS. TS. Huỳnh Quyền - Hiệu trưởng Nhà trường)

     

    Để phần nào giải quyết tình trạng này, trường phải liên tục đổi mới chương trình, phát triển một số ngành nghề  lồng ghép kiến thức đa ngành để sinh viên đa dạng việc làm sau khi học xong. Đồng thời, trường liên kết với các doanh nghiệp cấp học bổng, tạo môi trường thực hành để thu hút người học. 

    Cũng đào tạo các ngành kỹ thuật, tiến sĩ Trần Thanh Thưởng - Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM - cho biết: “Trường có chế độ ưu tiên, cấp học bổng cho những sinh viên có anh, chị, em trong nhà cùng học ở trường; ưu tiên đối với nữ khi chọn học ngành kỹ thuật; đồng thời thực hiện truyền thông rộng rãi các ngành học, tư vấn cơ hội việc làm cho học sinh”.

    Dù vậy, ông Huỳnh Quyền cho rằng cần phải có định hướng và phân bổ nghề nghiệp. Nếu không, các lĩnh vực khối kỹ thuật, môi trường sẽ thiếu hụt nhân sự chất lượng cao. Ngược lại, với những ngành “nóng” hiện nay, khi sinh viên theo học quá nhiều có thể dẫn tới bão hòa thị trường lao động khi số lượng cử nhân ra trường nhiều hơn nhu cầu thực tế.

    Ông nhấn mạnh: “Nếu không có định hướng, điều chỉnh phù hợp tôi nghĩ trong khoảng 10 năm nữa chúng ta sẽ xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa - thiếu việc làm ở nhiều lĩnh vực. Bằng chứng là trong khi nhiều ngành doanh nghiệp phải vào tận trường kiếm người nhưng cũng có những ngành đào tạo xong, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm”.

    Theo ông, cần đồng bộ trong công tác dự báo nguồn nhân lực trên quy mô cả nước ở từng lĩnh vực, thậm chí là cập nhật mức thu nhập mỗi ngành để người học có cái nhìn tổng thể. Hiện việc dự báo nhân lực vẫn lẻ tẻ, do từng địa phương, từng lĩnh vực tự làm. “Sinh viên kén chọn, trong khi nhu cầu nhân lực vẫn tăng lên, nếu chúng ta không có những điều chỉnh ở tầm vĩ mô thì nhiều lĩnh vực sẽ khủng hoảng thừa - thiếu nhân sự” - ông Bùi Hoàng Thắng nói. 

    Nguồn: Nguyễn Loan - Báo Phụ nữ online

     

    Bài viết liên quan
    Bài viết nổi bật