Các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ

Các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ
Ngày đăng: 08/04/2016 15:35:00:PM | 33
 Mục lục bài viết

    Các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ

    Trung tâm tư vấn và dịch vụ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ ký kết và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, tư vấn, phân tích thí nghiệm, đo đạc, kiểm tra, thẩm định, kiểm định, lắp đặt thiết bị, sản xuất thử nghiệm chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ như sau:

    1. Lĩnh vực môi trường

    • Tư vấn môi trường: lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường cho các dự án, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, thủ tục nghiệm thu môi trường cho các công trình xử lý chất thải, giấy đăng ký xả thải, đăng ký chủ nguồn thải cho các dự án.
    • Tư vấn áp dụng các công cụ hướng đến phát triển bền vững trong doanh nghiệp như: Áp dụng Sản xuất sạch hơn và Tiết kiệm năng lượng, Kiểm toán Môi trường, Kiểm toán năng lượng, các giải pháp về công nghệ, các hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000),  hệ thống quản lý năng lượng (ISO 50001) và các hệ thống quản lý có liên quan khác.
    • Tư vấn về cung cấp thông tin như tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, nông nghiệp, đô thị vì phát triển bền vững.
    • Thiết kế, lập dự án, thi công, lắp đặt và chuyển giao công nghệ các hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, tiếng ồn và chất thải rắn.
    • Khảo sát, đo đạc và đánh giá chất lượng môi trường nước, nước thải, không khí, khí thải, tiếng ồn, độ rung và môi trường đất.
    • Xây dựng chiến lược, quy hoạch môi trường, các chương trình môi trường khác, và lập dự án đầu tư cho các tỉnh, thành phố.
    • Xây dựng các phương án giảm thiểu, quản lý, triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng, kiểm toán năng lượng, kiểm toán môi trường cho các doanh nghiệp.
    • Xây dựng các phần mềm tin học tính toán lan truyền chất thải trong môi trường nước, không khí, đất và các ứng dụng khác phục vụ cho việc quy hoạch, dự báo và phòng ngừa ô nhiễm.
    • Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và hệ thống thông tin môi trường phục vụ cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát ô nhiễm.

    2. Lĩnh vực Trắc địa – bản đồ

    • Khảo sát, đo vẽ bình đồ, lập mặt cắt các tuyến đường, mặt cắt các tuyến sông, kênh, mương, biển;
    • Khảo sát, thiết kế kỹ thuật - lập dự toán công trình đo đạc và bản đồ;
    • Kiểm định chất chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
    • Đo vẽ, tính toán khối lượng san lấp;
    • Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình các tỉ lệ;
    • Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính, bản đồ trích đo các tỉ lệ;
    • Thành lập các loại bản đồ chuyên đề (Bản đồ ngập lụt, lâm nghiệp, quy hoạch, hiện trạng sử dụng đất . . .)
    • Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ;
    • Khảo sát và quan trắc, biến dạng các công trình;
    • Tư vấn đào tạo sử dụng các loại máy móc trắc địa, các phần mềm chuyên ngành trắc địa, địa chính.

    3. Lĩnh vực Khí tượng – Thủy văn – Tài nguyên nước

    • Khảo sát, đo đạc, tính toán, chỉnh lý tài liệu khí tượng thủy văn phục vụ cho điều tra cơ bản cho các dự án;
    • Đánh giá trữ lượng tài nguyên nước;
    • Điều tra khai thác và đánh giá trữ lượng nước dưới đất;
    • Khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất.

    4. Lĩnh vực quản lý đất đai

    • Điều tra và đánh giá tài nguyên đất;
    • Kinh tế và định giá đất đai;
    • Thống kê và kiểm kê đất đai;
    • Quy hoạch sử dụng đất đai;
    • Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
    • Các lĩnh vực liên quan khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

    5. Lĩnh vực Địa chất

    • Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực địa chất
    • Quy hoạch khai thác khoáng sản; lập đề án khai thác mỏ khoáng sản; lập đề án khai thác nước ngầm, thực hiện trám lắp giếng khoan;
    • Đo vẽ, lập bản đồ địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, địa chất môi trường;
    • Khảo sát thăm dò địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn và các mỏ khoáng sản
    • Đo địa vật lý;
    • Khoan lấy mẫu và phân tích, thí nghiệm địa chất.

    6. Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

    • Đào tạo các chuyên đề về lĩnh vực môi trường (Luật Môi trường, Phân tích chất lượng môi trường, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, kiểm toán môi trường, Sản xuất sạch hơn, các hệ thống quản lý…)
    • Đào tạo các chuyên đề về lĩnh vực Bất động sản, Quản lý đất đai và Tin học hóa quản lý đất đai.
    • Đào tạo các chuyên đề về lĩnh vực Trắc địa – bản đồ; Địa chất.
    • Đào tạo các chuyên đề về lĩnh vực Khí tượng – Thủy văn – Tài nguyên nước.
    • Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực địa chất: bảo trì vận hành giếng và kỹ thuật khoan, tin học ứng dụng trong địa chất, thí nghiệm viên, kỹ thuật viên.

     

    Bài viết liên quan
    Bài viết nổi bật
    THÔNG BÁO SỐ BÁO DANH THÍ SINH DỰ THI TOEIC CHUẨN ĐẦU RA (DẠNG THỨC TOEIC) NGÀY 01, 02/8/2024
    Về việc: Thông báo số báo danh, phòng thi và giờ thi cấp chứng nhận Tiếng anh (dạng thức Toeic 450+)
    THÔNG BÁO LỊCH THI CẤP CHỨNG CHỈ UDCNTTCB, CHỨNG NHẬN TIẾNG ANH THÁNG 8
    Về việc: Thông báo lịch thi cấp chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ Thông tin cơ bản và Chứng nhận Tiếng Anh chuẩn đầu ra (dạng thức Toeic 450+)
    THÔNG BÁO SỐ BÁO DANH THÍ SINH DỰ THI CẤP CHỨNG CHỈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN NGÀY 10, 11/07/2024
    THÔNG BÁO Về việc: Thông báo số báo danh, phòng thi và giờ thi cấp chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ Thông tin cơ bản
    THÔNG BÁO KẾ HOẠCH KHAI GIẢNG THÁNG 07 NĂM 2024
    Về việc triển khai kế hoạch giảng dạy và học Ứng dụng Công nghệ Thông tin cơ bản và Tiếng Anh (dạng thức Toeic 450+) đáp ứng chuẩn đầu ra